đang tải nội dung...

Từ khát vọng hòa bình đến khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc

20/12/202218 lượt xem

Ra đời trong thời khắc lịch sử đặc biệt, “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tác động đến sâu thẳm lòng yêu nước và ý chí quật cường của dân tộc.

Đã 76 năm trôi qua nhưng lời kêu gọi bất hủ có giá trị lịch sử sâu sắc đó vẫn còn nguyên giá trị, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tô quốc, vì một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.

Khát vọng hòa bình của dân tộc - mạch nguồn xuyên suốt “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”Từ khát vọng hòa bình đến khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc

Sáng 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Ảnh: Tư liệu TTXVN


Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời. Đó là thành quả lớn nhất mà dân tộc ta đã giành được sau gần một thế kỷ kiên trì đấu tranh chống lại ách áp bức, bóc lột của đế quốc, thực dân. Thế nhưng, trong lúc chúng ta đang rất cần một môi trường hòa bình để dựng xây đất nước thì thực dân Pháp lại quyết  tâm cướp nước ta một lần nữa. Ngày 23/9/1945, thực dân Pháp nổ súng tấn công Sài Gòn. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta vừa kiên trì kháng chiến để bảo vệ Nam Bộ với quan điểm: “Đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bảo giờ thay đổi!”; đồng thời, tìm cách hòa hoãn không để xảy ra chiến tranh trong phạm vi cả nước. Thực hiện chủ trương đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam ký với đại diện Chính phủ Pháp Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946 và Tạm ước ngày 14/9/1946, để có thêm thời gian chuẩn bị trước khi bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược mà Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lường trước. 

Thế nhưng, thực dân Pháp liên tục tiến hành các hành động khiêu khích, trắng trợn vi phạm các Hiệp định đã ký: tháng 11/1946, chúng chiếm đóng Hải Phòng, Lạng Sơn, chính thức gây ra cuộc chiến tranh xâm lược miền Bắc. Tại Hà Nội, từ đầu tháng 12/1946, quân Pháp liên tục dùng đại bác, súng cối bắn phá vào nhiều khu phố tàn sát dân thường... đưa quân chiếm một số trụ sở cách mạng. Đặc biệt, ngày 18 và 19/12/1946, thực dân Pháp đã liên tiếp gửi tối hậu thư buộc Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa phải phá bỏ công sự trong thành phố, giải tán lực lượng tự vệ, giao quyền kiểm soát Thủ đô cho chúng.Từ khát vọng hòa bình đến khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc

 Bản viết tay lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/12/1946). Ảnh: TTXVN


Trước âm mưu và hành động xâm lược đó, nhân dân Việt Nam không có con đường nào khác là cầm súng chiến đấu để bảo vệ độc lập, tự do, bảo vệ thành quả cách mạng. Đêm 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ ra lời kêu gọi “Toàn quốc kháng chiến”, khẳng định: “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa. Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ!”. “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tiếng nói của non sông đất nước, tiếng nói của dân tộc khát khao hòa bình, là mệnh lệnh thiêng liêng giục giã quân dân ta anh dũng tiến lên giành thắng lợi.

Đáp lại lời kêu gọi thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đúng 20 giờ ngày 19/12/1946, công nhân Nhà máy Ðiện Yên Phụ phá máy, 20 giờ 3 phút, đèn điện trong thành phố vụt tắt, ít phút sau, pháo binh ta từ pháo đài Láng bắn dồn dập vào thành. Đó cũng là tiếng súng phát lệnh mở màn cho cuộc toàn quốc kháng chiến; toàn dân, toàn quân ta nhất tề đứng lên kháng chiến với tinh thần “mỗi quốc dân là một chiến sĩ, mỗi làng xóm là một pháo đài” và với tư thế đàng hoàng, tự tin, không hề nao núng. Trong đó, tại mặt trận Hà Nội, nhân dân đã chặt cây, đem toa xe lửa, toa tàu điện ra chất đống ở các ngả đường, thậm chí mang cả đồ gia bảo như hoành phi, câu đối, tủ, giường, bàn, ghế... lập thành chiến lũy để chặn đánh quân thù. Cả Thủ đô thực hiện “vườn không nhà trống”, không để cho quân Pháp cướp bóc; mỗi ngôi nhà, góc phố đều được mở thông và trở thành một vị trí chiến đấu ngoan cường, dũng cảm khiến cho quân Pháp phải kinh hoàng.Từ khát vọng hòa bình đến khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc

 Sáng 20/12/1946, tại Hang Trầm (huyện Chương Mỹ, Hà Nội), Đài Tiếng nói Việt Nam đã phát đi “Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh tới đồng bào, chiến sỹ cả nước. Trong ảnh: Phát lệnh toàn quốc kháng chiến ở Hà Nội, tháng 12/1946. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát


Trong khi già, trẻ, trai, gái, lương, giáo,... sát cánh cùng bộ đội đánh giặc trong từng căn nhà, góc phố, trực tiếp xây dựng công sự, chiến hào, đắp ụ, chướng ngại vật, phá hủy công trình, đường sá ngăn địch, làm trinh sát, thông tin liên lạc, binh vận, địch vận, cứu thương, vận tải... thì cán bộ, đội viên lực lượng vũ trang tại mặt trận Hà Nội nêu cao tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”, với bom ba càng, chai xăng và vũ khí thô sơ chiến đấu anh dũng suốt 60 ngày đêm (từ ngày 19/12/1946 đến ngày 17/2/1947), đập tan hoàn toàn kế hoạch đánh chiếm Hà Nội trong vòng 24 giờ của địch, góp phần có ý nghĩa thiết thực vào việc tạo điều kiện, thời gian thuận lợi cho cả nước chuyển từ thời bình sang thời chiến. Với nhiều cách đánh sáng tạo, linh hoạt, quân và dân Hà Nội đã bảo vệ cơ quan lãnh đạo của Đảng, tạo điều kiện cho hàng vạn đồng bào ra khỏi thành phố, di chuyển máy móc ra vùng tự do. Cùng với quân, dân Thủ đô, quân và dân Nam Định, Vinh, Huế... đã phát huy tinh thần tự lực kháng chiến, chiến đấu quyết liệt, vây chặt quân địch trong thành phố, tiêu hao sinh lực địch, làm chậm bước tiến của chúng, giữ gìn và phát triển lực lượng.

Từ khát vọng hòa bình đến khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc

 Hình ảnh chiến sỹ cảm tử quân, đoàn viên Thanh niên cứu quốc Hoàng Diệu ôm bom ba càng, sẵn sàng tiêu diệt xe tăng địch trên đường phố Hà Nội ngày 23/12/1946 mãi mãi là biểu tượng bất tử về cuộc chiến tranh nhân dân, mà ở đó mỗi người dân đều là chiến sỹ và sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc. Ảnh: Nguyễn Bá Khoản/Tư liệu TTXVN


Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khơi dậy sức mạnh to lớn nhất, vĩ đại nhất của toàn dân tộc, vũ trang toàn dân, mọi người Việt Nam yêu nước, không phân biệt nam, nữ, vùng miền, tôn giáo, giàu nghèo… cầm lấy tất cả những gì có trong tay làm vũ khí để đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược. Đó cũng là thể hiện quan điểm “người trước súng sau” trong tư tưởng Hồ Chí Minh; là sự tiếp nối truyền thống “ngụ binh ư nông”; khoan thư sức dân để làm kế rễ sâu gốc bền thời nhà Trần. “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” đã truyền lại kinh nghiệm quý cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trong việc huy động sức mạnh toàn dân, tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân; mỗi người dân là một chiến sĩ, “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, tinh thần “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ từng giờ, từng phút, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng”... Nó còn thể hiện niềm tin chiến thắng của dân tộc: “dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta!”, bắt nguồn từ quyết tâm sắt đá mà Chủ tịch Hồ Chí Minh truyền từ lời Hịch kêu gọi toàn quốc kháng chiến, dành riêng cho lực lượng vũ trang còn non trẻ lúc bấy giờ: “Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân! Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước”.Từ khát vọng hòa bình đến khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc

 Vào lúc 20 giờ ngày 19/12/1946, những loạt đại bác của ta từ pháo đài Láng bắn vào các mục tiêu của Pháp trong thành phố, chính thức mở đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Ảnh: Nguyễn Bả Khoản/TTXVN.


Lời Hịch non sông đó đã truyền cảm hứng cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, tỏ rõ tinh thần chính nghĩa, yêu chuộng hòa bình, sẵn sàng cầm tất cả những gì trong tay để làm vũ khí bảo vệ độc lập, tự do, không cam chịu mất nước, không cam chịu làm nô lệ!

Từ khát vọng hòa bình đến khát vọng phát triển

Từ khát vọng hòa bình đến khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc

 Đường Thanh Niên, thành phố Hà Nội. Ảnh: Minh Đông/TTXVN


“Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến” ra đời cách đây đã 76 năm nhưng ý nghĩa lịch sử và tầm vóc thời đại của nó vẫn còn nguyên giá trị. “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” không chỉ là biểu tượng sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí quật cường, bất khuất và lòng quyết tâm chống ngoại xâm của dân tộc ta. Đây còn là Cương lĩnh về khát vọng hòa bình, tiếp thêm sức mạnh cho toàn dân tộc vững bước trên con đường đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Trong công cuộc đổi mới, để giữ vững và bảo vệ nền độc lập, tự do, hòa bình lâu dài của đất nước, tư tưởng “hòa bình” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh thắp lên từ ngày đầu phát động nhân dân bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đã luôn soi đường, chỉ lối cho Đảng ta, nhân dân và các lực lượng vũ trang ta tập trung vào thực hành và giải quyết tốt mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Khát vọng hòa bình, ngăn chặn và đẩy lùi các nguy cơ phá hoại, xâm lược, bảo vệ vững chắc nền độc lập, tự do đất nước ta không chỉ được nuôi dưỡng, hun đúc, phát huy trong mọi tầng lớp nhân dân và các lực lượng vũ trang ta, mà còn được cụ thể hóa bằng những hành động, việc làm cụ thể trong xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh và hạnh phúc.

Huỳnh Minh Tấn - Chuyên Viên Phòng Tổ Chức - Hành Chính
Các tin khác
Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Chương trình “Kết nối biên cương”
(11/03/2024) Trong hai ngày (8-9/3), Đại học Quốc gia TPHCM phối hợp Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Kon Tum tổ chức Chương trình “Kết nối biên cương” thăm, tặng quà cho hộ nghèo và các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Kon Tum.  Tham dự có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: PGS.TS Vũ Hải Quân, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Đại học Quốc gia TPHCM; Dương Văn Trang, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kon Tum.
Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Chương trình “Kết nối biên cương”
(10/03/2024) Trong hai ngày (8-9/3), Đại học Quốc gia TPHCM phối hợp Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Kon Tum tổ chức Chương trình “Kết nối biên cương” thăm, tặng quà cho hộ nghèo và các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Kon Tum.  Tham dự có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: PGS.TS Vũ Hải Quân, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Đại học Quốc gia TPHCM; Dương Văn Trang, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kon Tum
Phụ nữ Trung tâm GDQPAN: Không ngừng phát huy vai trò, đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua “Giỏi việc trường – Đảm việc nhà”
(08/03/2024) Chiều 07/3, Công đoàn Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh (GDQPAN), Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) tổ chức Họp mặt kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (08/3/1910 – 08/3/2024) và 1984 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Công đoàn Trung tâm GDQPAN: Sôi nổi nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa mừng Đảng, mừng Xuân Giáp Thìn 2024
(02/02/2024) Trong hai ngày 30/01 và 31/01, tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh (GDQPAN), Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM), Công đoàn Trung tâm GDQPAN tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động Hội thao và Hội thi gói bánh chưng mừng Đảng, mừng Xuân Giáp Thìn 2024 với sự tham gia của toàn thể đoàn viên là cán bộ, viên chức, người lao động (CB,VC-NLĐ) của Trung tâm.
Đoàn công tác Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh đi thăm, tặng quà , động viên cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 152/ Quân Khu 9 và xã đảo Thổ Châu Thành phố Phú Quốc tỉnh Kiên Giang
(28/01/2024) Từ ngày 24 đến ngày 27 /01/2024 đoàn công tác đảo Thổ Chu do Thiếu tướng Trần Ngọc Thanh Vụ trưởng Vụ giáo dục quốc phòng và an ninh, Bộ giáo dục và Đào tạo cùng Tiến sỹ Đỗ Đại Thắng, Bí thư Đảng ủy- Giám đốc Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh, Đại học quốc gia Tp Hồ Chí Minh dẫn đầu. 
Đoàn công tác Vùng 2 Hải quân chúc Tết nhà giàn DK1
(09/01/2024) Sáng 9-1, tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Bộ tư lệnh Vùng 2 Hải quân tổ chức 2 chuyến tàu chở các đoàn đi kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu, thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ trên nhà giàn DK1, tàu trực, Trạm ra-đa 590. Trong chuyến đi này, đoàn sẽ tới thăm và chúc mừng năm mới các cơ quan dân chính đảng, lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn huyện Côn Đảo thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Hội nghị cán bộ, viên chức, người lao động năm 2023
(05/01/2024) Chiều 04/01, Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh (GDQPAN), Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) tổ chức Hội nghị cán bộ, viên chức, người lao động năm 2023. PGS.TS Nguyễn Minh Tâm, Phó Giám đốc ĐHQG-HCM dự và phát biểu chỉ đạo.
Công đoàn ĐHQG-HCM tổ chức Giải bóng chuyền hơi chào mừng kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2023)
(17/12/2023) Sáng 17/12, tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh (GDQPAN), Công đoàn Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) tổ chức Giải bóng chuyền hơi chào mừng kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2023) và 34 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân năm 2023 (22/12/1989 - 22/12/2023).
Vùng 2 và các địa phương, đơn vị phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền biển, đảo
(15/12/2023) Thời gian tới, các đơn vị, địa phương tiếp tục chủ động, sáng tạo trong phối hợp để công tác tuyên truyền biển đảo, thu hút nguồn nhân lực đạt chất lượng tốt và chương trình “Hải quân Việt Nam làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi, bám biển”, hoạt động “Hải quân nhận đỡ đầu con ngư dân” ngày càng hiệu quả, thiết thực.
Vùng 2 Hải quân và Trung tâm GDQPAN, ĐHQG-HCM phối hợp đồng bộ, hiệu quả công tác tuyên truyền biển, đảo
(14/12/2023) Chiều 13/12, tại Bạc Liêu, Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân phối hợp với UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội nghị sơ kết công tác phối hợp tuyên truyền biển, đảo và tuyên truyền thu hút nguồn nhân lực; thực hiện chương trình “Hải quân Việt Nam làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi, bám biển” và hoạt động “Hải quân nhận đỡ đầu con ngư dân”.
Đọc nhiều nhất
Số 1, Lê Quý Đôn, Khu đô thị Đại học Quốc gia TP. HCM, phường Đông Hòa, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương, Việt Nam
Phòng Tổ chức - Hành chính: 028 6272 8214 - Email:
Phòng Đào tạo: 028 6272 8217 - Email:
Phòng Quản lý sinh viên: 028 6272 8202 - Email:
ĐANG ONLINE:
8
LƯỢT TRUY CẬP:
2.540.730
© 2024 Bản quyền thuộc về Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
  VỀ ĐẦU TRANG