đang tải nội dung...

Kỷ niệm 77 năm Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945-19/8/2022) Chớp thời cơ, kiên quyết phát động Tổng khởi nghĩa

18/08/202235 lượt xem

Cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân trong Cách mạng Tháng Tám 1945 ở Việt Nam là minh chứng sinh động về sự nhạy bén của Đảng Cộng sản Việt Nam trong nhận định tình hình, dự kiến thời cơ và chỉ đạo chớp thời cơ lịch sử để khởi nghĩa thành công.

Kỷ niệm 77 năm Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945-19/8/2022) Chớp thời cơ, kiên quyết phát động Tổng khởi nghĩaCuộc mít tinh tại quảng trường Nhà hát Lớn ngày 19/8/1945. (Ảnh tư liệu)


Tại Hội nghị Trung ương 8 (tháng 5/1941), Đảng Cộng sản Đông Dương đã xác định khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của giai đoạn cách mạng tiếp theo và tích cực chuẩn bị các điều kiện để khởi nghĩa vũ trang thắng lợi.

“Kiên quyết giành cho được độc lập”

Trong những năm cuối của cuộc vận động giải phóng dân tộc (1941-1945), khi phân tích về diễn biến cuộc chiến tranh giữa phe phát-xít và Đồng minh, Hồ Chí Minh khẳng định thắng lợi cuối cùng sẽ thuộc về phe dân chủ và nhận định thời cơ giải phóng dân tộc đang đến rất gần, tình thế cách mạng sắp xuất hiện:

“Ấy là nhịp tốt cho ta,

Nổi lên khôi phục nước nhà tổ tông” (1).

Trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8, lý luận về thời cơ khởi nghĩa ở Việt Nam đã được trình bày sáng rõ. Theo đó, thời cơ khởi nghĩa xuất hiện khi: lực lượng đế quốc thống trị lung lay bối rối không đủ sức giữ địa vị của chúng như trước nữa; dân chúng căm tức kẻ thù cực điểm, quyết hy sinh nổi dậy tranh đấu với đế quốc đến cùng vì hiểu rằng ngồi yên cũng chết; chính đảng cách mạng có chính sách đúng lãnh đạo dân chúng khởi nghĩa và được dân chúng tin cậy.

Từ những nét tổng quát về thời cơ tổng khởi nghĩa được xác định, vấn đề đặt ra là phải theo dõi sát và đánh giá đúng xu hướng diễn biến của tình hình quốc tế và trong nước để vận dụng lý luận đó trong công tác tổ chức và chỉ đạo thực hiện.

Đến năm 1945, tình hình quốc tế có nhiều thuận lợi, sự lớn mạnh và mở rộng về thế và lực của Mặt trận Việt Minh đã là những tiền đề quan trọng để Hồ Chí Minh đưa ra những quyết sách kịp thời, những biện pháp cụ thể, đón thời cơ, sửa soạn chuẩn bị khởi nghĩa khi cục diện chiến tranh chống phát-xít đi vào giai đoạn kết thúc, cách mạng Việt Nam đứng trước tình thế mới.

Tháng 5/1945, phát-xít Đức, Ý đã bại trận trên chiến trường châu Âu. Ba tháng sau đó, ở châu Á, phát-xít Nhật đang trên đường thất bại và sụp đổ. Dù đang ốm nặng ở Tân Trào, Hồ Chí Minh vẫn chỉ thị cho các đồng chí: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”(2).

Qua bản tin của đài San Francisco (Mỹ) loan báo chính phủ Thuỵ Sĩ đã chuyển công hàm của phía Nhật Bản đến chính phủ Mỹ đề nghị sửa đổi bốn điều trong Tuyên bố Potsdam, Hồ Chí Minh nhận thấy động thái sắp đầu hàng của Nhật Bản. Ngay trong đêm 12/8/1945, Người đã bàn với Tổng Bí thư Trường Chinh triệu tập ngay Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng. Theo sự gợi ý và chỉ đạo của Người, Thường vụ Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh đã quyết định thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc và nhanh chóng phát đi bản Quân lệnh số 1 - Lệnh Tổng khởi nghĩa. “Giờ tổng khởi nghĩa đã đến! Dân tộc ta đến lúc vùng dậy cướp lại quyền độc lập của mình”.

Trưa 15/8/1945 (giờ Tokyo), Nhật Bản tuyên bố đầu hàng Đồng minh, trong khi Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương đang họp để quyết định những chủ trương lớn trong đối nội, đối ngoại của cách mạng Việt Nam càng hối thúc Đảng kịp thời đưa ra những quyết sách.

Ngay sau Hội nghị toàn quốc đại biểu của Đảng, ngày 16/8/1945, Quốc dân Đại hội khai mạc ở Tân Trào. Đại hội tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng Cộng sản Đông Dương, thông qua 10 chính sách lớn của Mặt trận Việt Minh. Đại hội cũng quyết định thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam-“cũng như một Chính phủ lâm thời của ta lúc này”. Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Dân tộc giải phóng. Quốc dân Đại hội Tân Trào và việc thành lập Uỷ ban dân tộc giải phóng Việt Nam đảm nhiệm chức năng như một chính quyền nhà nước đã đặt cơ sở pháp lý đầu tiên cho một chế độ mới sắp ra đời.

Ngày 18/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi Thư kêu gọi tổng khởi nghĩa tới toàn thể quốc dân Việt Nam. Bức thư nhấn mạnh: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta... Chúng ta không thể chậm trễ” (3).

Lệnh Tổng khởi nghĩa đã phát đi tới nhiều địa phương. Toàn dân tộc nắm đúng thời cơ lịch sử ngàn năm có một đã nhất tề đứng dậy.

Ngày 19/8, khởi nghĩa thành công ở Hà Nội.

Ngày 23/8, lực lượng cách mạng nắm chính quyền ở kinh đô Huế.

 Ngày 25/8, nhân dân Sài Gòn, Nam Bộ khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi.

Ngày 28/8/1945, Ủy ban dân tộc giải phóng tự cải tổ thành Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam mới. Chính phủ lâm thời đã ra tuyên cáo khẳng định “Chính phủ lâm thời thật là một Chính phủ Quốc gia thống nhất giữ trọng trách là chỉ đạo cho toàn quốc, đợi ngày triệu tập được Quốc hội để cử ra một Chính phủ dân chủ cộng hòa chính thức”(4).

Chỉ trong hai tuần, Tổng khởi nghĩa đã nhanh chóng thành công trên phạm vi cả nước. Đảng đã động viên toàn thể nhân dân từ bắc chí nam cùng đứng lên tham gia khởi nghĩa, với tinh thần phấn khởi cách mạng lạ thường, với một khí thế mãnh liệt chưa từng thấy, kiên quyết đập tan mọi thế lực phản động để giành lấy tự do và độc lập.

Bản lĩnh lãnh đạo được minh chứng bằng nghệ thuật chớp thời cơ

Nhờ có sự chuẩn bị chu đáo trước đó: Xây dựng căn cứ địa, chiến khu kháng chiến, phát triển các hoạt động chiến tranh du kích và tập dượt phong trào đấu tranh của quần chúng... chỉ trong nửa cuối tháng 8/1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam đã kịp thời nắm lấy thời cơ đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi trong cả nước.

Nắm chắc cơ hội, kiên quyết hành động, nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giành lại được độc lập cho dân tộc. Bản lĩnh và tài nghệ lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam do Hồ Chí Minh trực tiếp chỉ đạo trong thắng lợi lịch sử của Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945 được chứng minh bằng nghệ thuật chớp thời cơ. Nghệ thuật đó được biểu hiện tập trung trong việc dự đoán xu thế phát triển của tình hình và xác định đúng thời điểm phát-xít Nhật đầu hàng để phát động Tổng khởi nghĩa. Việc chọn đúng thời điểm để kêu gọi toàn dân Tổng khởi nghĩa xuất phát từ thực lực của lực lượng cách mạng Việt Nam đã được dày công chuẩn bị, từ tinh thần “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta” và sự nhạy bén, sáng tạo, kịp thời tận dụng cơ hội thuận lợi.

Để có cuộc Tổng khởi nghĩa toàn dân giành chính quyền trọn vẹn, nhanh gọn và tổn thất ở mức tối thiểu trong nửa cuối tháng 8/1945 tại Việt Nam, không thể không nhắc đến và nhấn mạnh vai trò của người lãnh đạo cao nhất và xuất sắc nhất: Hồ Chí Minh.

Trong tất cả các cuộc cách mạng, đặc biệt là cách mạng giải phóng dân tộc, vấn đề xác định thời cơ để phát động khởi nghĩa là yếu tố hết sức quan trọng, thậm chí có thể coi là yếu tố quyết định sự thành bại. Dưới sự lãnh đạo của một đảng cách mạng chân chính và một lãnh tụ thiên tài, nhân dân Việt Nam đã đón đúng và tận dụng triệt để thời cơ lịch sử. Với lực lượng nhân dân đông đảo được tập hợp, tổ chức chặt chẽ, được từng bước rèn luyện qua những phong trào đấu tranh cách mạng, thực hiện tư tưởng cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn của một lãnh tụ dẫn đường xuất sắc, nhân dân Việt Nam đã đứng lên tự giải phóng, không chờ đợi một “khoảng trống quyền lực” hay một khoảng “chân không chính trị”. Và như Chủ tịch Hồ Chí Minh trang trọng khẳng định trong Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa: “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát-xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!” (5).

Nguồn: https://nhandan.vn/chop-thoi-co-kien-quyet-phat-dong-tong-khoi-nghia-post710808.html

Đại tá Nguyễn Chí Băc -
Các tin khác
ĐẢNG BỘ TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH TỔ CHỨC THÀNH CÔNG ĐẠI HỘI LẦN THỨ VIII, NHIỆM KỲ 2025-2030
(07/06/2025) Trong không khí trang nghiêm và phấn khởi, Đại hội Đảng bộ Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh (GDQPAN), Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2025-2030 Phiên chính thức đã diễn ra vào lúc 13 giờ 30 phút ngày 07/6/2025 và thành công tốt đẹp.
ĐẢNG BỘ TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH TỔ CHỨC PHIÊN TRÙ BỊ ĐẠI HỘI LẦN THỨ VIII, NHIỆM KỲ 2025–2030
(06/06/2025) Chiều ngày 06 tháng 6 năm 2025, tại phòng họp Trường Sơn, Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Đảng bộ Trung tâm đã tiến hành tổ chức phiên trù bị Đại hội Đảng bộ lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2025–2030.
HƯỚNG TỚI CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH, ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, LẦN THỨ VIII, NHIỆM KỲ 2025-2030
(03/06/2025) Hòa chung khí thế hân hoan phấn khởi của cả nước đang ra sức thi đua lập thành tích thiết thực chào mừng Đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Trong thời gian qua, Đảng ủy Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh (GDQPAN), Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tiến hành các bước làm tốt công tác chuẩn bị Đại hội Đảng bộ Trung tâm lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2025-2030. Đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng; có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để mỗi cán bộ, đảng viên đề cao trách nhiệm trên tinh thần đoàn kết, ý chí quyết tâm cao độ, tiếp tục khẳng định bản lĩnh, uy tín; cống hiến công sức, trí tuệ xây dựng Đảng bộ Trung tâm trong sạch vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ; lãnh đạo thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển Trung tâm giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045; xây dựng Trung tâm vững mạnh toàn diện, giữ vững là đơn vị dẫn đầu trong hệ thống trung tâm GDQPAN cả nước;
Thông báo tổ chức tuyển dụng nhân sự năm 2025.
(23/05/2025) Chi tiết theo file đính kèm./.
Thiếu tướng Trần Chí Tâm gặp gỡ sĩ quan biệt phái 6 tháng đầu năm 2025
(16/05/2025) Chiều 16/5, Đoàn công tác Cục Chính trị Quân khu 7 do Thiếu tướng Trần Chí Tâm, Bí thư Đảng uỷ Cục Chính trị, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu làm trưởng đoàn đã đến gặp gỡ và động viên các sĩ quan biệt phái đang công tác tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh (GDQP&AN), Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 6 tháng đầu năm 2025
Trung tâm GDQP&AN ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh khánh thành Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
(16/05/2025) Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), chiều 16/5, Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh (GDQP&AN), Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lễ khánh thành Khu tưởng niệm và trưng bày về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Bác. Các đại biểu dự Lễ khánh thành. Tham dự buổi lễ có Thiếu tướng Trần Chí Tâm, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 7; Đại tá Đỗ Hồng Duyên, Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân; đồng chí Hồ Nhựt Quang, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Đảng ủy ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh; đồng chí Đặng Văn Khoa, Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Thành phố Hồ Chí Minh. Tiến sĩ Đỗ Đại Thắng, Giám đốc Trung tâm GDQP&AN ĐHQG TPHCM phát biểu tại buổi lễ. Phát biểu tại buổi lễ, Tiến sĩ Đỗ Đại Thắng, Giám đốc Trung tâm GDQP&AN ĐHQG TPHCM cho biết: Việc xây dựng và đưa vào hoạt động “Không gian Văn hóa Hồ Chí Minh” là một công trình có ý nghĩa chính trị – tư tưởng sâu sắc, thể hiện lòng biết ơ
Lễ Ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Trường Đại học An ninh nhân dân và Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
(14/05/2025) Ngày 13/5/2025, tại Trường Đại học An ninh nhân dân (ANND) đã diễn ra Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Trường Đại học ANND và Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh (GDQPAN), Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
Công bố, công khai quy hoạch chi tiết xây dựng Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
(13/05/2025) Theo file đính kèm./.
Hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)
(17/04/2025) Hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh (GDQPAN) Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) đã tổ chức buổi chiếu phim "Địa Đạo: Mặt trời trong bóng tối" cho đoàn viên, sinh viên, đặc biệt là sinh viên K447 Trường Đại học Bách Khoa - ĐHQG-HCM.
Hội nghị Gặp mặt Kỷ niệm 90 năm Ngày Truyền thống Dân quân Tự vệ (DQTV) Việt Nam (28/3/1935 - 28/3/2025) và Tổng kết công tác quốc phòng, quân sự năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
(28/03/2025) Sáng ngày 27/3/2025, tại Trung tâm GDQPAN ĐHQG-HCM, đã diễn ra Hội nghị Gặp mặt Kỷ niệm 90 năm Ngày Truyền thống Dân quân Tự vệ (DQTV) Việt Nam (28/3/1935 - 28/3/2025) và Tổng kết công tác quốc phòng, quân sự năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Đọc nhiều nhất
Số 1, Lê Quý Đôn, Khu đô thị Đại học Quốc gia TP. HCM, phường Đông Hòa, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương, Việt Nam
Phòng Tổ chức - Hành chính: 028 6272 8214 - Email:
Phòng Đào tạo: 028 6272 8217 - Email:
Phòng Quản lý sinh viên: 028 6272 8202 - Email:
ĐANG ONLINE:
9
LƯỢT TRUY CẬP:
3.489.753
© 2025 Bản quyền thuộc về Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
  VỀ ĐẦU TRANG